Chào mừng các bạn đến với Trang thông tin điện tử của trường PTDTBTTH Phình Giàng

CÔ GIÁO HOÀNG THỊ BIÊN – TẤM GƯƠI SÁNG TRONG NGHỀ “TRỒNG NGƯỜI”

Thứ tư - 25/11/2020 10:35
“Có một nghề bụi phấn bám đầy tay
Người ta bảo là nghề trong sạch nhất
Có một nghề không trồng cây trên đất
Lại nở cho đời những đóa hoa thơm”
ảnh biên
ảnh biên

“Có một nghề bụi phấn bám đầy tay

Người ta bảo là nghề trong sạch nhất

Có một nghề không trồng cây trên đất

Lại nở cho đời những đóa hoa thơm”

            Cứ mỗi lần nghe những câu thơ ấy lòng tôi lại bâng khuâng, xao xuyến, lòng tôi lại chùng xuống và nghĩ tới cô giáo Hoàng Thị Biên – Phó bí thư Chi bộ, Phó hiệu trưởng trường PTDTBT TH Phình Giàng, xã Phình Giàng, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên.

             Miền quê – nơi nuôi dưỡng những ước mơ.

             Sinh ra tại một vùng đất anh hùng, nằm cách trung tâm thành phố Điện Biên Phủ 3 km về phía Tây, nơi gắn liền với những vị anh hùng dân tộc trong chiến dịch Điện Biên Phủ…, sinh ra trong một gia đình giàu truyền thống hiếu học, đam mê với nghề Sư phạm, cô Hoàng Thị Biên ngay từ nhỏ đã là một “cô giáo” cho lũ trẻ trong làng. Sau những năm miệt mài đèn sách, sau những tháng ngày “bên ánh đèn khuya, cô thiếu nữ năm nào đã về công tác tại trường tiểu học Phì Nhừ, xã Phì Nhừ, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên.

               Với lòng yêu nghề sâu sắc, “bông hoa” ấy đã tỏa cho đời hương thơm của những tiết dạy lí thú, bổ ích. Không chỉ là những tiết thi giáo viên giỏi cấp huyện, cấp tỉnh, không chỉ là những tiết hội giảng, tiết chuyên đề mà ngay cả những tiết học hàng ngày, học sinh đều “bị” lôi cuốn vào những lời giảng nhẹ nhàng, truyền cảm, những cách tiếp cận bài giảng một cách đơn giản, đồng thời cũng khơi gợi để các em tìm hiểu sâu hơn nữa.

                Cũng tại mái trường này, cô còn là người thầy “đặc biệt”, bởi cô không những phải làm nhiệm vụ dạy dỗ học trò như các giáo viên khác, mà còn phải gánh trên vai bao trách nhiệm nặng nề nữa. Cô là một giáo viên chủ nhiệm giỏi, người giáo viên chủ nhiệm có “tâm” - là chiếc cầu nối giữa nhà trường với học sinh và gia đình học sinh … Trong nhiều tình huống, cô còn là người cha, người mẹ, người bạn, là chỗ dựa tinh thần của học sinh. Thực tế cho thấy, cô đã luôn gần gũi, tận tâm với học trò, có chuyên môn cao, yêu nghề sẽ giúp cho hoạt động dạy và học đạt hiệu quả to lớn. Chính vì vậy, nhiều học sinh sau khi trưởng thành vẫn tìm trở về với cô, vẫn luôn giãi bày tâm sự sẻ chia với cô, nhất là những học sinh “cá biệt”, những cô cậu có cái tên là “ Dua”, nhờ sự quan tâm, động viên của cô giờ đã trở thành những con người có nghề nghiệp ổn định, có chỗ đứng trong xã hội, có một mái ấm gia đình bình yên thì không thể không nhớ tới công ơn của cô. Quả đúng là nếu chúng ta không có cái tâm, không có tấm lòng của một người cha, người mẹ lo lắng cho học sinh thật lòng, có lẽ người giáo viên chủ nhiệm như cô không thể làm tốt nhiệm vụ của mình. Bởi có bao nhiêu việc “có tên” và “không tên” đòi hỏi người giáo viên chủ nhiệm phải ra tay giải quyết, có biết bao trách nhiệm mà người giáo viên chủ nhiệm phải gánh trên vai. Dẫu chưa có danh hiệu nào dành cho những giáo viên chủ nhiệm tận tụy thì sự trưởng thành của học trò sẽ là phần thưởng quí giá nhất dành cho những giáo viên chủ nhiệm hết lòng với học sinh – cô giáo Hoàng Thị Biên.

              Người quản lí có duyên với việc khó.

              Nếu không kể tới vai trò của cô trong công tác của người giáo viên chủ nhiệm, một chủ tịch công đoàn trường tiểu học Phì Nhừ, xã Phì Nhừ, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên. Trong công tác của một phó hiệu trưởng trường PTDTBT TH Tà Té, xã Noong U, rồi phó Hiệu trưởng trường PTDTBT TH Phình Giàng, xã Phình Giàng thì “người ta”, ai cũng biết tới cô với lòng ngưỡng mộ vô cùng. Kể từ khi cô được điều động về làm Phó hiệu trưởng của trường PTDTBT TH Phình Giàng, xã Phình Giàng, huyện Điện Biên Đông tháng 7/2020. Tôi vẫn còn nhớ như in cảm giác lần đầu gặp cô, khuôn mặt hiền từ, nước da trắng ngần và ấn tượng nhất là bởi nụ cười, nụ cười thật đôn hậu, nụ cười xóa tan khoảng cách giữa “Sếp” và nhân viên.

ảnh biên

                 Về với trường của chúng tôi để công tác, để đảm nhận chức vụ hiệu phó, khỏi phải nói, chúng tôi cũng biết cô sẽ gặp khó khăn thế nào. Làm thế nào để thu hút học sinh đây, làm thế nào để tạo dựng được sự tin tưởng để phụ huynh gửi gắm con cái trong khi chất lượng “đầu vào” thấp, chất lượng “đầu ra” cũng chưa được cao.
                Thế mà, người quản lí ấy không hề “nản” dẫu biết rằng đây thực sự là khó khăn lớn đối với nữ phó hiệu trưởng mới. Nhưng rất nhanh chóng, cô đã quyết định được hai vấn đề then chốt giúp thay đổi hình ảnh nhà trường, "kéo" học sinh quay lại trường học đúng tuyến, đó là: phải tham mưu tích cực, hiệu quả với địa phương cũng như các cơ quan, ban, ngành của xã trong công tác xây dựng cơ sở vật chất nhà trường; củng cố, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên…Nỗ lực, cố gắng, xong khó khăn, nan giản nhất liên quan đến đội ngũ vì những gì là cố hữu, lối mòn trong suy nghĩ không dễ thay đổi. May mắn, đúng lúc đó, cô cũng thường xuyên được tham dự các lớp tập huấn đổi mới về phương pháp và cô đã tìm ra những phương pháp dạy học mới để hỗ trợ giáo viên về phương pháp.Tôi còn nhớ: Thời gian đầu, giáo viên không tiếp nhận vì phải thay đổi hoàn toàn về mục tiêu cần hướng tới. Nếu như trước, giáo viên soạn bài, lên lớp giảng bài, hết giờ thì thôi, không cần biết sau giờ dạy có bao nhiêu học sinh hiểu bài, bao nhiêu học sinh không hiểu bài..., thì giờ đây, các thầy cô cần phải biết trong giờ dạy, học sinh học được gì; vì sao học sinh không học được để có những điều chỉnh phương pháp cho phù hợp với từng lớp, từng học sinh...
              "Để làm được điều này, với sự quan tâm sát sao của mình, cô đã tăng cường chỉ đạo các buổi sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học. Nghĩa là, giáo viên thực hiện tiết dạy trên cơ sở mục tiêu học sinh học được gì sau giờ học; vì sao học sinh đó không học; vì sao học sinh đó chưa hiểu và người dự cũng quan sát như vậy. Sau giờ dự, thay vì nhận xét, đánh giá tiết dạy của giáo viên thì toàn thể giáo viên tham dự đi sâu phân tích các vấn đề quan sát được từ học sinh trong giờ học, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho những tiết dạy sau" – cô Phó hiệu trưởng của chúng tôi đã chia sẻ cách làm như vậy đó. Sau nhiều nỗ lực, cố gắng, giờ đây, chúng tôi đã thấy nụ cười trên môi của cô. Chất lượng dạy và học trong nhà trường đã được nâng cao.
              Hôm nay, khi Chất lượng dạy và học trong nhà trường đã được nâng cao, chúng tôi bỗng cảm thấy vui hơn, ấm áp hơn khi đã được sống, được làm việc bên cạnh những con người đầy nhiệt huyết với nghề như vậy. Tự hứa với lòng sẽ cố gắng, cố gắng hơn để vườn hoa giáo dục luôn tỏa hương thơm ngát. Mai đây dù có đi đâu vẫn mãi nhớ về mái trường thân yêu, nhớ về người quản lí gần gũi, thân thương mà cũng rất đáng quý, đáng trọng ấy!
 

 

Tác giả bài viết: Lò Ngoan

Nguồn tin: TH Phình Giàng

 Từ khóa: Tổ khối 5

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   
LIÊN KẾT WEBSITE

 

 

 

 

Doi CTGDPT
Bảng xếp hạng thi đua tuần
Tên lớp Xếp hạng
1A1 1
1A2 2
2B1 3
Xem chi tiết
THÀNH VIÊN
HỖ TRỢ KỸ THUẬT
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập4
  • Hôm nay110
  • Tháng hiện tại2,428
  • Tổng lượt truy cập263,161
Lịch kiểm tra
KH
Sổ liên lạc
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Chế độ giao diện đang hiển thị: Tự độngMáy Tính