Phải nói luôn rằng khi tốt nghiệp các trường sư phạm, nhiều thầy, cô giáo xung phong lên vùng cao chỉ với mong muốn có công việc ổn định, phù hợp với ngành nghề được đào tạo. Tuy nhiên, quá trình công tác, bằng sự đồng cảm, lòng yêu nghề, họ thực sự trở thành những “chiến sĩ văn hóa” đem ánh sáng tri thức tới vùng cao.
Ngoài công tác chuyên môn, giáo viên đang công tác tại các xã miền núi, vùng cao còn phụ trách thêm công việc vận động học sinh ra lớp.
(Công tác vận động phụ huynh học sinh cho con em ra trung tâm học của chính quyền xã cùng BGH và các thầy cô giáo tại bản Phì Xua, xã Phình Giàng ).
Mặc dù năm học mới đã qua gần 1 tháng nhưng công việc vận động học sinh (HS) ra lớp của giáo viên (GV) các xã miền núi, vùng cao ở Phình Giàng vẫn diễn ra thường xuyên. Lịch làm việc của GV bắt đầu từ 18 giờ đến 22 giờ hàng ngày; nếu trước 18 giờ thì không gặp phụ huynh (PH) vì họ đang ở trên nương rẫy hoặc muộn đi thì họ đã tắt đèn đi ngủ.
Như thường lệ, ngay từ đầu năm học mới, các GV của Trường PTDBT Tiểu học Phình Giàng phải lặn lội đến bản, hoặc lên tận nương rẫy để “dụ” HS ra lớp.
Trước khi tiếp xúc với gia đình, GV phải nắm rõ hoàn cảnh, phong tục tập quán của từng gia đình. Để vận động được một HS ra lớp, GV thường xuyên đến nhà thăm hỏi, trò chuyện, thậm chí cùng lên nương rẫy. Ngoài công tác chuyên môn, giáo viên chủ nhiệm còn “gánh” thêm công việc vận động PH đưa con em mình đến trường. Công việc vận động rất khó khăn, đôi khi giáo viên phải đem theo kẹo, bánh để “dụ” HS. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp rất đáng buồn, do nhiều PH không muốn con em mình đến trường nên họ phản ứng ngược lại, đôi khi người đi vận động con em họ ra lớp còn bị la rầy.
Việc vận động, tuyên truyền của GV gặp nhiều khó khăn, đi lại rất vất vả nhưng các thầy cô của trường Phình Giàng vẫn luôn vững bước trèo đèo lội suối để các em được đến trường
(Con đường đi vận động học sinh đi học của các thầy cô giáo).
Có rất nhiều câu chuyện thầy, cô giáo miền xuôi lên với vùng cao như thế. Bắt đầu từ những bỡ ngỡ, lo lắng đến tình cảm trách nhiệm và rồi là tình yêu, họ đến với dân dựng lên nhiều mái ấm. Một cách rất tự nhiên, bản làng là quê hương thứ hai của họ. Xa rời quê hương, người thân, cha mẹ; vượt qua gian khó về vật chất, thiếu thốn đời sống tinh thần..., bằng nhiệt huyết tuổi trẻ, họ đã vượt lên tất cả. Đó chính là những hy sinh thầm lặng cho sự nghiệp giáo dục vùng cao.
Tác giả bài viết: Hà Hiền
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tên lớp | Xếp hạng |
---|---|
1A1 | 1 |
1A2 | 2 |
2B1 | 3 |
Xem chi tiết |
V/v: Triển khai một số nhiệm vụ phòng chống dịch bệnh Covid - 19.
VV:Triển khai thực hiện kế hoạch tổ chức các hoạt động nhân ngày....
V/v khảo sát nhu cầu đào tạo Trung cấp Lý luận Chính trị hệ tại chức năm 2020...
view : 161 | down : 95V/v: Triển khai một số nhiệm vụ phòng chống dịch bệnh Covid - 19.
view : 176 | down : 101